Như bạn đã biết, công dụng chính của bình chữa cháy là để dập tắt các đám cháy mới phát sinh. Các loại bình chữa cháy sẽ được phân loại để chữa cháy đối với một số dạng đám cháy khác nhau và khí co2 là một trong những chất chữa cháy có thể dập tắt được nhiều loại đám cháy nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì việc sử dụng khí co2 để chữa cháy sẽ gây phản tác dụng. Vậy khí co2 không thể dập tắt đám cháy chất nào sau đây? Cùng pccc5a.com theo dõi bài viết để có được câu trả lời nhé.
Xem thêm >> Bảng báo giá các loại bình chữa cháy thông dụng có kiểm định an toàn PCCC
Khí co2 không thể dập tắt đám cháy chất nào?
Những đám cháy bắt nguồn từ các kim loại kiềm Mg hay Al sẽ không thể dập tắt bằng khí co2. Ta có Mg và Al là hai kim loại có tính khử cao, khi tác dụng với khí co2 trong điều kiện đang cháy sẽ khiến cho cacbon trong khí co2 bị khử tạo ra oxit kim loại và muội than. Do đó, khi hai kim loại Mg và Al đang cháy và gặp phải khí co2 thì không những không tắt mà còn bùng cháy to hơn.
Phương trình phản ứng của Mg và Al tác dụng với khí co2 như sau:
- 2Mg + CO → C + 2MgO
- 2Al + 3CO2 → 3C + Al2O3
Phản ứng này cũng thường được sử dụng trong các phòng thực hành hóa học để chứng minh việc Mg và Al không bị tắt trong khí co2.
Ngoài ra, khi tác dụng với một số kim loại thì khí co2 còn tạo ra khí CO có tính chất độc có thể gây hại cho người hít phải. Nồng độ khí CO lớn có thể dẫn tới nổ. Vì vậy, không dùng bình chữa cháy CO2 để chữa cháy các đám cháy than hồng, sắt nóng đỏ và các kim loại nhẹ.
Tác dụng chữa cháy của khí co2
Tác dụng chữa cháy của khí co2 là tác dụng làm loãng. Khi đưa co2 vào vùng cháy, do đặc tính của khí chữa cháy là khí trơ với hầu hết các chất vì vậy không làm tăng cường quá trình cháy, nó không chỉ làm loãng nồng độ chất cháy mà còn làm giảm nồng độ oxy có trong một đơn vị thể tích hỗn hợp xuống thấp hơn giá trị duy trì sự cháy. Do vậy, sự cháy không được duy trì.
Người ta nhận thấy, 1kg CO2 ở điều kiện áp suất và nhiệt độ bình thường chiếm một thể tích bằng 509 lít, lượng này đủ để dập tắt đám cháy trong không gian 1m3. Nồng độ cháy cháy của Co2 là 34% theo thể tích.
Ngoài cơ chế làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy, khí co2 khi vào vùng cháy còn có tác dụng làm giảm nhiệt độ của vùng cháy. Khi vào vùng cháy, co2 có nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường sẽ bị đốt nóng lên gần 1000 độ C. Như vậy, chúng ta đã hấp thụ một phần nhiệt lượng của vùng cháy.
Ứng dụng chữa cháy của khí co2
Khí co2 được sử dụng chủ yếu trong bình chữa cháy để dập tắt các đám cháy chất lỏng, các đám cháy chất khí, các đám cháy thiết bị điện, các đám cháy trong phòng thí nghiệm, các thiết bị kín, các khoang tàu, hầm tàu.
Những ưu điểm khi sử dụng khí co2 làm chất chữa cháy:
- Do sau khi chữa cháy khí co2 không để lại dấu vết, không gây hư hỏng thiết bị nên được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm hóa học và dược học.
- Giá thành rẻ so với một số chất chữa cháy khác
- Việc thực hiện nạp khí co2 khá đơn giản
Tuy nhiên, khi chữa cháy bằng khí co2 thì sẽ có một số hạn chế sau:
- Bình chữa cháy co2 không dùng để chữa cháy các đám cháy than hồng
- Bởi vì khí co2 có dạng lỏng và tồn tại ở áp suất từ 200-300 bar nên cần được bảo quản trong các bình chứa chắc chắn với độ dày cao và trọng lượng lớn, gây khó khăn cho việc vận chuyển và sử dụng
- Hiệu quả chữa cháy của khí co2 ở những nơi thoáng gió, không gian rộng hoặc ngoài trời không cao
- Khi nồng độ khí co2 đủ để dập tắt đám cháy trong phòng kín thì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng nếu con người còn ở trong phòng bị cháy.
Xem thêm >> Bảng báo giá các loại bình chữa cháy thông dụng có kiểm định an toàn PCCC
Trên đây là một số thông tin chia sẻ của chúng tôi về việc khí co2 không thể dập tắt đám cháy chất nào sau đây? Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại chất chữa cháy này cũng như công dụng chữa cháy của khí co2 và biết cách tránh sử dụng đối với một số loại đám cháy đặc biệt để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.